Phát triển vởi bản chất nêu trên phải là một quá trình lâu dài, diễn ra theo các nấc thang tuần tự và do các nhân tổ nội tại của nền kinh tế quyết định. Trong cuốn “Các giai đoạn phát triển kinh tế” (The Stages of Economic Growth, 1961) của Walter w. Rostow, một nhà lịch sứ kinh tếnổi tiếng, đã đưa ra một cách tổng hợp theo lịch sử về những bước (giai đoạn) tuần tự mà mồi quốc gia phải trải qua trong quá trình phát triền. 

Các giai đoạn phát triển kinh tế (lý thuyết phân kỳ của Rostow)

     Theo ông, quá trình phát triển kinh tế trái qua 5 giai đoạn. Mỗi giai đoạn được đặc trưng bởi cơ cấu ngành kinh tế, tỷ lệ tích luỹ, những đặc trung của sự phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế, xã hội. Việc xem xét các giai đoạn phát triển của w. Rostow tập trung làm rõ các vấn đề sau: Dưới tác động nào mà xã hội nông nghiệp truyền thống đã bắt đầu quá trình hiện đại hoá; Những lực lượng nào đã thúc đẩy quá trình tăng trưởng; Những đặc trưng cơ bản của từng giai đoạn phát triển; Những lực lượng nào tác động đến mối quan hệ giữa các khu vực trong quá trình tăng trưởng. Cụ thể từng giai đoạn phát triển được phân tích như sau:
     Xã hội truyền thông
     Giai đoạn này được định nghĩa là giai đoạn dựa trên khoa học và công nghệ tiền Newton. Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này là: nên kinh tế thông trị bởi sản xuất nông nghiệp, năng suất lao động thấp do sản xuất chủ yêu bằng công cụ thủ công, tích luỹ gần như là con số 0. Hoạt động chung của xã hội kém linh hoạt, sản xuất nông nghiệp còn mang nặng tính tự cung tự cấp. Tuy vậy xã hội truyền thống cũng không hoàn toàn là tĩnh tại, mức sản lượng có thể vẫn tăng liên tục do diện tích canh tác được mở rộng, hoặc do áp dụng những cải tiến trong sán xuất như xây dựng hệ thống thuỷ lợi hay áp dụng giống cây trồng mới. Song nhìn chung nền kinh tế vẫn không có sự biến đổi mạnh. Cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ này là cơ cấu nông nghiệp thuần tuý.
     Giai đoạn chuẩn bị cất cánh
     Đây được coi là thời kỳ quá độ giữa xã hội truyền thống và sự cất cánh vởi nội dung cơ bản là chuẩn bị những điều kiện tiên quyết để cất cánh: những hiểu biết về khoa học – kỹ thuật đã bắt đầu được áp dụng vào săn xuất trong cá nông nghiệp và công nghiệp; Giáo dục được mỡ rộng và có nhũng cải tiến phù hợp với những yêu cầu mới của sự phát triển; Nhu cầu đầu tư tăng lên đã thúc đẩy sự hoạt động của ngân hàng và sự ra đời của các tổ chức huy động vốn. Tiếp đó giao lưu hàng hoá trong và ngoài nước phát triển đã thúc đẩy sự hoạt động trong ngành giao thông vận tải, thông tin liên lạc. Tuy vậy, tất cả các hoạt động này chưa vượt qua được phạm vi giới hạn của một nền kinh tế với những đặc trưng truyền thống, năng suất thấp. Cơ cấu ngành kinh tế trong giai đoạn này là cơ cấu nông- công nghiệp.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: quy luật kinh tế
Axact

Phan Kim Khánh

Với tôi hạnh phúc là làm được những điều tưởng như không thể.

Post A Comment:

0 comments: