Chính sách định tỷ giá ngoại tệ của môi nước trong mỗi giai đoạn. Thực tế các nền kinh tế Hàn Quốc, Hông Kông hay Singapore, nửa thể kỷ trước vẫn là các nước có thu nhập thấp và sau 1975 vẫn có mức thu nhập khiêm tốn, dưới 3.000$/người. Thậm chí trưởc năm 1985/1986 các nền kinh tế này vẫn thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình, vởi mức thu nhập dưới 7.000$/người. 

Phân loại thu nhập trong nền kinh tế

     Nhưng sau đó, các nền kinh tế này đều vượt trên 8.000$/người sau năm 1990. Thậm chí các nền kinh tế này có GNI bình quân đầu người theo đôla Mỹ đã tăng hơn gấp đôi chỉ trong 5 năm, Hồng Kông năm 1990 có GN1 bình quân đạt 11.490$/người, thì năm 1995 đã đạt 22.990$/người, còn các số tương tự của Singapore là 11.460$/người (1990) và 26.730$/người (1995). Kết quả trên, một mặt là do các nước này đã đây nhanh quá trình công nghiệp hoá, vững bưởc trở thành các nước công nghiệp hoá mởi (NICs), tạo nên tốc độ tăng trưởng nhanh, tuy nhiên, bên cạch đó còn là do chính sách điều chỉnh mặt bằng giá và tỷ giá ngoại tệ cho sát vởi thị trường thể giởi của Chính phủ các nước này.
Thu nhập tính theo ngang giá sức mua (PPP- Purchasing Power Parity)
    Quỹ tiền tệ quốc tếIMF cùng Ngân hàng thể giởi đã đề xuất cách tính thu nhập theo sức mua tương đương. Theo cách này, GNI của mỗi nước được tính trực tiếp theo giá quốc tế, tức là theo đồng đô la quốc tế (hiện nay lấy giá trị đồng đô la của Mỹ làm sức mua tương đương). Cách tiếp cận theo ppp sẽ khắc phục được hạn chế về sức mua cũng như các chính sách giá và tỷ giá có phân biệt giữa các nước, vì thể nó có tác dụng so sánh quốc tế chính xác hơn, nhất là khi đánh giá mức sống dân cư giữa các quốc gia vởi nhau qua thu nhập. Theo cách tiếp cận ppp, thu nhập của Hoa Kỳ thì gần như không khác biệt giữa hai cách tính, trong khi vởi các nước đang phát triển thì độ lệch đến vài lần, còn trái lại, vởi một số nước công nghiệp phát triển ở Tây Âu và Nhật Bản thì do giá cả hơi cao, nên khi chuyển sang theo ppp thì các số GNP, GNI bị giảm đi, bình quân khoảng 5%.
    Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thuộc nội hàm của phát triển kinh tể, nó được thể hiện ở sự thay đổi về quy mô, tỷ trọng các bộ phận cấu thành nền kinh tế, vị trí và mối quan hệ tác động qua lại giữa các bộ phận này vởi nhau trong quá trình phát trien kinh tế. Bản thân cơ cấu kinh tế thường được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Dưới góc độ phân công lao động xã hội và sự phát triển của lực lượng sàn xuất, chúng ta có cơ cấu ngành của nền kinh tế (gọi tắt là cơ cẩu ngành kinh tế), theo đó nền kinh tế được chia thành ba nhóm ngành lởn (Nông nghiệp, Công nghiệp và Dịch vụ), tiếp theo là các ngành cấp 1, cấp 2, 3, 4, 5 (từ ngành cấp 2 trở đi gọi là các ngành chuyên môn hóa (CMH)). 

Từ khóa tìm kiếm nhiều: thu nhap binh quan dau nguoi
Axact

Phan Kim Khánh

Với tôi hạnh phúc là làm được những điều tưởng như không thể.

Post A Comment:

0 comments: