Trong những ngày hè nóng như đổ lửa, năm nay gần 1 triệu thí sinh bước vào kì thi phổ thông quốc gia để có bạn thì từ đây sẽ là dấu mốc cho một chương mới khi bước vào môi trường Đại học, cao đẳng và cũng từ đây, nhiều bạn sẽ chấm dứt những năm tháng mài đũng quần trên ghế nhà trường, bước vào một quảng đời mới mà trong đấy có nhiều bạn chọn đi làm công nhân trong các khu công nghiệp, nhiều bạn chọn đi xuất khẩu lao động và không ít bạn chọn chẳng làm gì cả…ở nhà ăn bám bố mẹ!
Thế rồi cũng trong những ngày hè nóng như đổ lửa ấy? nhiều bạn sinh viên năm cuối đang chuẩn bị để hoàn tất thủ tục ra trường, kết thúc năm tháng Đại học, cao đẳng, Cũng từ đây, nhiều bạn háo hức nộp hồ sơ và chúng tuyển vào các công ty, doanh nghiệp, tổ chức đúng như ngành nghề được học, nhiều nhiều bạn loay hay, khổ sở chẳng xin được việc, buồn hơn, nhiều bạn dấu bằng để xin đi làm công nhân giống như bạn mình trước kia.
Sinh viên Đại học ra trường không xin được việc làm, thực tế cay nghiệt ấy vẫn đang làm mỗi bậc phụ huynh, mỗi bạn học sinh luôn băn khoăn trước khi tốt nghiệp cấp 3 là có nên tiếp tục đi học nữa không?.
Đã từ lâu nay, xã hội vẫn luôn nhìn nhận phiến diện là tấm bằng Đại học như một lệnh bài giúp cho tương lai tốt đẹp mà chưa bao giờ chúng ta nhìn nhận thẳng thắn rằng, bằng Đại học chỉ là một chứng nhận cho những nỗ lực không ngừng của bạn trong nhà trường. Vì thế, trong quá trình đi tư vấn, tuyển sinh bản thân tôi gắp nhiều những câu hỏi mà điểm chung chung là “học Đại học ra có xin được việc không?. Dù rằng trường mình đang đi tư vấn hoặc bất kỳ ngôi trường nào khác trên đất nước này đều cố gắng xây dựng, tạo dựng cho sinh viên những kiến thưc, kĩ năng tốt nhất để ra trường có thể dễ dàng xin được việc thì tôi cũng không dám chả lời chắc nịch rằng “Học ở Đại học ra trường có thể xin việc 100%”. Bởi không trường Đại học nào? Không thầy cô nào có thể khẳng định sẽ đảm bảo 100% mỗi người học đều có thể xin được việc tương xứng như tấm bằng mà nhà trường cấp, bởi câu chuyện có xin được việc hay không còn phụ thuộc phần lớn vào bản thân mỗi người học.
Với quan điểm ấy, tôi nhận thấy khi nào xã hội vẫn còn quan niệm phó thác tương lai của mình cho tấm bằng thì khi ấy kỹ sư, cử nhân ra trường vẫn thất nghiệp. Bởi đơn giản theo quan điểm của tôi, người vừa là sinh viên, vừa là người sử dụng lao động, vừa là người đã từng nộp hồ sơ vào nhiều nơi để xin việc thì tấm bằng Đại học là giá trị bởi nó phản ảnh quá trình nỗ lực học hỏi, tiếp thu tri thức bản thân mỗi sinh viên, đồng thời quá trình học Đại học, qua sách vở, giáo trình, giảng viên, chuyên gia bản thân mỗi sinh viên sẽ phát triển nền tảng tư duy.
Với câu chuyện học Đại học có xin được việc hay không thì lại khác? Nhiều bạn học rất giỏi, tốt nghiệp các trường TOP tại Việt Nam nhưng không có kĩ năng mền, khả năng giao tiếp kém, ngoại ngữ yếu, v.v. vẫn bị “tạch” khi đi xin việc, ngược lại, nhiều bạn học không xuất sắc, nhưng trong quá trình học luôn tự trang bị cho mình ngoại ngữ, luôn chủ động tham gia các hoạt động để kết nối bạn bè, tự tin trong giao tiếp, tự tin thể hiện mình thì lại có thể chiếm được cảm tình từ nhà tuyển dụng.
Theo TS. Đinh Thanh Hương, chuyên gia kinh tế và tư vấn Tài chính ngân hàng của Tập đoàn Accenture (Mỹ) chia sẻ cho Sinh viên tại Hội thảo “Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập” thì “Kiến thức, bằng cấp chỉ giúp các bạn thành công với tỉ lệ rất nhỏ khoảng 3%, sự thành công của bạn phụ thuộc vào kĩ năng mền, khả năng ngoại giao, giao tiếp, khả năng làm việc nhóm, khả năng tích ứng với mọi điều kiện của môi trường xã hội”.
Theo TS Nguyễn Tuấn Quỳnh, tổng giám đốc Alpha Books từng chia sẻ “Bằng tốt nghiệp đại học chỉ là “mảnh giấy thông hành” cho bạn “bước chân” vào các công ty. Nó chỉ thể hiện khả năng học tập của sinh viên trên giảng đường đại học nhưng không thể chứng minh cho năng lực làm việc của một nhân viên trong môi trường công sở. Hãy bắt đầu tích lũy kinh nghiệm từ những công việc nhỏ nhất và hoàn tất nó một cách xuất sắc với tình yêu lớn nhất!.
Vậy đấy, Đừng bao giờ hỏi học đại học có xin được việc hay không? Mà hãy luôn kiên trì, tích lũy kinh nghiệm từ những điều nhỏ nhất, hãy làm mọi việc dù đơn giản nhất những hoàn thành nó một cách xuất sắc nhất.
Trường Đại học cho các bạn cần câu, các bạn sẽ là người đi câu, nhưng quan trọng hơn, đi câu cá thì luôn cần sự kiên trì, tích lũy, nếu bạn không có động lực đi câu thì dù cần có tốt, thính có thơm, cá có nhiều đến mấy thì bạn vẫn không bao giờ có cá để ăn.
- Phan Kim Khánh –
Post A Comment: