Nghiên cứu về tầm quan trọng của các thể chế kinh tế, xã hội, chính trị là một nhánh chính yếu của kinh tế học, nhất là từ phong trào "kinh tế thể chế mới" bắt nguồn cách đây hơn 20 năm. Một trong những kết quả thường được đảo đi đảo lại là nguồn gốc của thể chế có ảnh hưởng lâu dài đến phát triển kinh tế. Ví dụ thứ nhất là những nghiên cứu về ảnh hưởng của nguồn gốc thực dân lên hệ thống luật pháp và thể chế (Laporta, Lopez-de-Silanes, Shleifer, Vishny), mà chủ yếu là so sánh giữa hệ thống civil law (gốc Pháp) và hệ thống common law(gốc Anh), theo đó các nước có nguồn gốc common law thường có kết quả phát triển kinh tế tốt hơn. Ví dụ thứ hai là tập hợp nghiên cứu về thể chế thực dân mang tính bóc lột hay xây dựng (Acemoglu, Robinson), theo đó không phân biệt nguồn gốc luật pháp, ở những nơi khó định cư thì thực dân phương Tây áp đặt thể chế bọc lột, từ đó ảnh hưởng lâu dài đến thể chế sau này (kể cả sau khi các nước thuộc địa giành độc lập), rồi ảnh hưởng đến phát triển kinh tế.
Khó khăn điển hình của tất cả những nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề này là việc không thể định dạng (identify) chính xác được đâu là tác động của thể chế, đâu là tác động của các yếu tố khác, bao gồm rất nhiều đặc điểm riêng về văn hoá, địa lý, lịch sử, nhân chủng của mỗi quốc gia. Ngay cả nghiên cứu của Acemoglu, Johnson và Robinson sử dụng tỷ lệ tử vong của người định cư phương Tây cũng có những thiếu sót khó tránh khỏi.
Để giải quyết vấn đề định dạng (identification), phương hướng đi sâu là tìm những thí nghiệm tự nhiên, trong đó các nước/lãnh thổ vì một lý do ngẫu nhiên nào đó bị chiếm đóng và được du nhập thể chế kiểu Anh, thay vì kiểu Pháp (hơn nữa, lý do này không ảnh hưởng đến các yếu tố khác). Rất khó tìm được những thí nghiệm tự nhiên như vậy. Ví dụ có nghiên cứu của Acemoglu, Cantoni, Johnson, Robinson dựa vào sự chiếm đóng của quân đội Napoléon ở các bang của Đức để tìm hiểu ảnh hưởng của sự giải phóng về thể chế (kết quả là tác động tốt của thể chế Napoléonean) (bài này cũng đã được diễn giải trên voxeu).
Việc tìm được một thí nghiệm tự nhiên tốt về vấn đề nguồn gốc thể chế sẽ dẫn đến những kết quả mạnh và có ảnh hưởng lớn trong kinh tế thể chế. Đây cũng là một câu hỏi mà tôi vẫn thường nghĩ. Hiện giờ, tôi có những ý tưởng rất sơ khai như sau:
Khó khăn điển hình của tất cả những nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề này là việc không thể định dạng (identify) chính xác được đâu là tác động của thể chế, đâu là tác động của các yếu tố khác, bao gồm rất nhiều đặc điểm riêng về văn hoá, địa lý, lịch sử, nhân chủng của mỗi quốc gia. Ngay cả nghiên cứu của Acemoglu, Johnson và Robinson sử dụng tỷ lệ tử vong của người định cư phương Tây cũng có những thiếu sót khó tránh khỏi.
Để giải quyết vấn đề định dạng (identification), phương hướng đi sâu là tìm những thí nghiệm tự nhiên, trong đó các nước/lãnh thổ vì một lý do ngẫu nhiên nào đó bị chiếm đóng và được du nhập thể chế kiểu Anh, thay vì kiểu Pháp (hơn nữa, lý do này không ảnh hưởng đến các yếu tố khác). Rất khó tìm được những thí nghiệm tự nhiên như vậy. Ví dụ có nghiên cứu của Acemoglu, Cantoni, Johnson, Robinson dựa vào sự chiếm đóng của quân đội Napoléon ở các bang của Đức để tìm hiểu ảnh hưởng của sự giải phóng về thể chế (kết quả là tác động tốt của thể chế Napoléonean) (bài này cũng đã được diễn giải trên voxeu).
Việc tìm được một thí nghiệm tự nhiên tốt về vấn đề nguồn gốc thể chế sẽ dẫn đến những kết quả mạnh và có ảnh hưởng lớn trong kinh tế thể chế. Đây cũng là một câu hỏi mà tôi vẫn thường nghĩ. Hiện giờ, tôi có những ý tưởng rất sơ khai như sau:
- Có thể tìm hiểu những nhượng địa ở Thượng Hải: nhà Thanh phải ký nhiều hiệp ước nhượng đất cho các cường quốc phương Tây, đặc biệt ở Thượng Hải. Có thể những nhượng địa này chịu ảnh hưởng lâu dài của các thể chế khác nhau. Tuy vậy, tôi cảm giác rằng hướng này không đi đến đâu, vì nước Trung Quốc của Mao Trạch Đông đã nhổ tận gốc những mầm mống thể chế trước đó. May ra nếu tìm được dữ liệu chi tiết của các nhượng địa này vào thời 1950-1955 thì còn có thể thấy tác động; tuy nhiên điều này không khả thi.
- Có thể tìm hiểu sự di cư của người Hoa đến các nước Đông Nam Á. Địa điểm di cư về cơ bản không ngẫu nhiên; tuy vậy dường như người Hoa di cư đến những địa điểm đã có sẵn người Hoa, và điều này có thể lùi lại nhiều thế kỷ đến thời kỳ Trịnh Hoà đi thám hiểm Đông Nam Á (có thể giả sử rằng địa điểm dừng chân khá ngẫu nhiên). Để chính xác hơn, có thể hạn chế vào một quốc gia, chẳng hạn như Malaysia. Nghiên cứu này có thể cũng thú vị, nếu như có đủ dữ liệu để làm. Câu hỏi ở đây không hẳn là về thể chế chính trị và kinh tế của phương Tây, mà là về thể chế xã hội và kinh tế của một bộ phận quan trọng người nhập cư có nguồn gốc khác hẳn với người bản địa.
Post A Comment:
0 comments: