Đây là mô hình được khởi nguồn áp dụng ở Mỹ, Canada, Nhật Bán và phương Tây, các nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, tiếp theo đó là sự lựa chọn của phần lởn các nước khu vực Nam Mỹ như Braxin, Mexico, Venezuela. Khu vực Đông Nam Á có một số nước như Hồng Kông, hay cả Malaysia, Philipines cũng đi theo mô hình này.
Theo cách lựa chọn này, chính phủ đã tập trung chủ yếu vào các chính sách đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, ví dụ như thực hiện quá trình tư nhân hóa ở mức cao, phân phối thu nhập được tiến hành dựa theo quy mô tài sản sản xuất mà mỗi người huy động được vào quá trình sản xuất và dịch vụ. Chỉ khi nền kinh tế đã đạt được một mức độ khởi sắc đáng kể, thu nhập bình quân đầu người cao, lúc đó sự bất bình đẳng mới có xu hưởng giảm dần cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế do chính phủ bắt đầu quan tâm đến các chính sách phân phối lại thu nhập làm cho kết quả của tăng trưởng được “thẩm thấu” một cách rộng rãi hơn.
Kết quả đạt được của mô hình này trên một mức độ nhất định, cũng đúng với ý muốn của những người thiết kế ra nó. Thành tựu nổi bật không thể phủ nhận được đối với các nước này là tốc độ tăng trưởng và mức thu nhập bình quân đầu người tăng lên khá nhanh. Tuy vậy, tại đây bất bình đẳng, phân hoá xã hội và sự nghèo đói kéo dài, thậm chí rất khó cải thiên kể cả khi thu nhập đã đạt đến một mức rất cao. Trừ các nước Tư bản chủ nghĩa phát triển, hiện nay đã đạt mức công bằng cao trong phân phối thu nhập như Pháp, Anh, Nhật, Úc, Canada V.V.. đang có xu hưởng hoàn thiện và đạt được những kết quả nhất định trong sự công bằng xã hội, còn phần lởn các nước theo mô hình này hiện nay vẫn có sự bất bình đang cao vào hạng nhất thể giới (xem bảng bảng 2-4). Cùng với quá trình tăng trưởng nhanh, sự bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng gay gắt, các nội dung về nâng cao chất lượng cuộc sống thường không được quan tâm, một số giá trị văn hoá, lịch sử truyền thống của dân tộc và đạo đức, thuần phong mỹ tục tốt đẹp của nhân dân bị phá huỷ. Mặt khác, việc chạy theo mục tiêu tăng trưởng nhanh trước mắt đã dẫn đến sự cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên quốc gia, huỷ hoại môi trường sinh thái, chất lượng tăng trưởng kinh tế không bảo đảm và vi phạm những yêu cầu phát triển bền vững. Chính những bất bình đẳng ấy trở nên là một rào cản cho thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong những giai đoạn gần đây.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: thu nhập bình quân đầu người
Post A Comment:
0 comments: