Thực tế phát triển của các nước Xã hội chủ nghĩa trước đây đã phản ánh khá rõ nét những hiệu ứng tích cực của mô hình. Thứ nhất tình trạng bất bình đăng trong phân phối thu nhập được giải quyết nhanh chóng ngay từ giai đoạn đâu của quá trình phát triển. ơ Liên Xô cũ, năm 1967, tỷ lệ thu nhập của 20% dân số nghèo nhất đã đạt tởi 10,4%; trong khi đó 20% dân số có mức thu nhập cao nhất chỉ chiếm có 19,9%. Các con số tương ứng của Mỹ vào thời điểm này là 5,5% và 38,6%; Canada là 6,2% và 37,8%; Pháp là 5,8% và 31,8%; Hệ số G1N1 vào thập niên 1970 ở Liên Xô đã đạt được giá trị 0,23, Tiệp Khắc là 0,21, Hungari và Ba Lan là 0,24, trong khi đó vào thời điểm này, hệ số G1N1 của Mỹvà Canada là 0,34 và 0,35. (Nguồn: các hệ thống kinh tế so sánh, Paul R. Gregory, 1998). Thứ hai, sau khi đã thiết lập được hệ thống sở hữu toàn dân về tài sản và chế độ phân phối theo lao động, một khí thể mởi của tinh thần làm chú tập thể, sự phân phối thu nhập công bằng và một kiểu quán lý mởi đã tạo nên một sự khởi sắc nhất định trong nền kinh tế, hiệu quả kinh tế và tốc độ tăng trưởng cũng khá ổn định và có phần cao hơn các nước Tư bản chú nghĩa. Giai đoạn 1950-1960, tốc độ tăng trưởng GDP/năm của Liên Xô và Đông Âu đạt 4,7%; giai đoạn 1970-1975 đạt 4,3% trong khi đó các nước Tư bản chú nghĩa, chỉ đạt tương úng là 3,7% và 2,5%. Tuy vậy, những bất cập của mô hình này cũng đã được tống kết qua thực tế:
(i) Một nền kinh tế được bảo đảm bằng chế độ sở hữu nhà nước và sản xuất không vì mục tiêu lợi nhuận, về lâu dài đã làm kìm hãm động lực nâng cao hiệu quả và tăng trưởng kinh tế;
(ii) Một chế độ phân phối thu nhập chỉdựa trên cơ sở lao động, đã không khuyến khích việc huy động triệt để các yếu tố nguồn lực khác trong dân cư và các đơn vị kinh tể vào hoạt động kinh tế, tạo ra của cải;
(iii) Kết họp cả hai vấn đề trên, về lâu dài, hình thức phân phối công bằng trên cơ sở xã hội không có động lực phát triển đã trở thành một cơ chế phân phối lao động theo kiểu cào bằng đối vởi người lao động. Trong khi đó những người đại diện cho nhà nước quản lý khối lượng tài sán khá lởn tại các đơn vị kinh tế cũng không quan tâm đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của đơn vị mình. Hậu quả xấu tất yếu nảy sinh, đó là: tăng trưởng và hiệu quả kinh tế có xu hưởng giảm đi, những tệ nạn quan liêu, cửa quyền xuất hiện ngày càng nhiều, và “tự nhiên” xuất hiện hình thức phân phổi không chính thức nhưng lại chi phối khá lởn đến thu nhập đó là “phân phối theo quyền lực”, làm cho sự bất bình đắng trong phân phối thu nhập lại trở nên gia tăng hơn. Chúng ta có thể thấy điều đó qua bảng số liệu minh hoạ dưới đây.
Post A Comment:
0 comments: