Bài này đã viết trên blog cũ (nay là Blog Duy Lý Nhân), nhưng tôi chép lại ở đây vì nội dung có phần phù hợp hơn. Bài này được viết trước khi Oliver Williamson được giải Nobel thì phải.
Bài gốc: Time Inconsistency
Vấn đề thiếu nhất quán theo thời gian (time inconsistency) là một yếu tố rất quan trọng trong kinh tế học hiện đại; tôi cũng biết từ trước, song đến hôm nay đột nhiên hiểu ra nó còn quan trọng hơn cả tầm quan trọng lúc trước mình vẫn nghĩ.
Nói chung chung, time inconsistency chỉ trường hợp một cá thể kinh tế phải đối diện với cùng một quyết định tại hai thời điểm khác nhau, mà quyết định tối ưu ở mỗi thời điểm một khác. Ví dụ, một sinh viên phải tính trước quyết định từ năm thứ nhất là đến năm thứ hai sẽ làm gì, sau đó đến năm thứ hai thì thực sự thi hành. Vấn đề nảy sinh nếu sinh viên này từ đầu nghĩ rằng nên học nhiều vào năm thứ hai, còn năm thứ nhất chơi thỏa thích đã; song đến năm thứ hai, thì thực sự sinh viên này lại muốn chơi tiếp. Vì không có cách nào tự ràng buộc vào việc học năm thứ hai (thiếu commitment device), nên cuối cùng sinh viên này chơi hết luôn 2 năm, không học hành gì nữa. (Vô tình ví dụ này lại giống hệt thời học đại học của tôi :D.)
Ví dụ thì tương đối đặc biệt, còn về ý chung, có thể hiểu time inconsistency là sự thiếu hụt một phương tiện thỏa thuận và bảo đảm hợp đồng. Trong ví dụ này, đó là "hợp đồng" giữa sinh viên này năm thứ nhất, và sinh viên này năm thứ hai: dĩ nhiên hai người này không thỏa thuận được với nhau. Cũng có một số cách tạo nên phương tiện bảo đảm hợp đồng, ví dụ như tự đăng ký vào các lớp học không bỏ được, kể với bạn bè rằng sẽ học thực sự vào năm thứ hai, vân vân, song không phương tiện nào hoàn hảo, và lúc nào cũng có cách tháo gỡ cả.
Nôm na về time inconsistency là như thế. Bây giờ nói đến ảnh hưởng trên lý thuyết kinh tế của khái niệm này. Khung cơ bản của kinh tế hiện đại là kinh tế tân cổ điển trong đó tất cả các thị trường đều hoạt động tốt, và quan trọng là mọi giao dịch đều được bảo đảm sẽ thực hiện (tức là mọi hợp đồng đều được thực thi) - gốc lý thuyết bắt nguồn từ hệ thống cân bằng tổng thể (từ những người "marginalists" đến Arrow-Debreu, mở rộng thêm tiền tệ, tài chính, vv., cộng với định lý quan trọng về externalities của Coase). Một khi nền tảng giả thiết này không được thỏa mãn, thì kết quả cuối cùng sẽ không còn tối ưu cho tất cả mọi cá thể nữa, và thường liên quan đến một vấn đề kinh tế thú vị.
Đây là những vấn đề thú vị tôi nhận ra có liên hệ mật thiết với khái niệm time inconsistency. Đầu tiên là sự "khám phá" ra khái niệm này, nhờ đó Kydland và Prescott đã được giải Nobel (thực ra 2 ông còn có công xây dựng mô hình Real Business Cycles nữa) - nguồn gốc thực sự có lẽ từ Keynes, nếu không phải là trước nữa. Sát với khái niệm này trong kinh tế vĩ mô là nghiên cứu của Barro-Gordon về reputation của central banker, cũng là một "Nobel claim" của Robert Barro (cùng với nghiên cứu về Ricardian equivalence). Sau đấy là lý thuyết hợp đồng, với vấn đề hold-up của Oliver Williamson, sau đến lý thuyết property rights của Sanford Grossman, Oliver Hart và John Moore: trong các lý thuyết này, time inconsistency nảy sinh trong quan hệ hợp đồng giữa 2 bên, và cũng không có khả năng đảm bảo hợp đồng ở tòa án (Maskin-Tirole phản đối việc này). Đây cũng là các lý thuyết có "Nobel claim". Tiếp nữa là lý thuyết về intellectual property rights, trong đó việc đảm bảo một thứ quyền nhân tạo như IPR chính là một commitment device để tạo động cơ cho khám phá công nghệ. Lý thuyết này (David Levine có phản đối IPR tương đối hay) dẫn đến lý thuyết tăng trưởng nội sinh thế hệ 2 (Aghion-Howitt), trong đó chính sách nhà nước có tác dụng thúc đẩy nghiên cứu, nhờ làm commitment device cho việc tận dụng thành quả nghiên cứu cho nhà phát minh, nhờ đó tạo ra tăng trưởng nội sinh. Tiếp theo phải nói đến lý thuyết thuế (public finance) giải thích về thuế lên capital chứ không phải labor, cơ bản cũng tạo ra commitment device. Tiếp nữa là lý thuyết về procrastination trong behavioral economics, như là hyperbolic discounting của David Laibson (time inconsistency của cùng 1 cá nhân ở nhiều thời điểm khác nhau, như là ví dụ tôi viết ở trên). Gần đây, đặc biệt có lý thuyết về kinh tế chính trị của Acemoglu-Robinson trong đó một nền độc tài luôn gặp time inconsistency khi muốn đảm bảo không bóc lột dân chúng, và tạo ra commitment device chính nhờ vào việc chuyển đổi thành dân chủ. Gần nhất, lý thuyết quyền sở hữu của Grossman-Hart-Moore mang vào thương mại quốc tế để giải thích quyết định outsource hay FDI (Antras).
Phù, đến hôm nay tôi mới thấy ảnh hưởng rộng lớn của một khái niệm đơn giản như thế. Có lẽ tại vì ngày trước không chịu học hành tử tế.
Bài này chủ yếu là để ghi nhớ ý tưởng, các bạn không quan tâm đến ngành kinh tế chắc là không để ý làm gì.
Bổ sung về Time Inconsistency
Dưới đây tôi sẽ bổ sung dần dần thêm về những bài nghiên cứu có đề cập đến hiện tượng này. Gần đây có bài của Emmanuel Farhi và Ivan Werning chỉ ra ích lợi của tax on capital trên phương diện nó là commitment device để tránh time inconsistency của policy makers.
Bài gốc: Time Inconsistency
Vấn đề thiếu nhất quán theo thời gian (time inconsistency) là một yếu tố rất quan trọng trong kinh tế học hiện đại; tôi cũng biết từ trước, song đến hôm nay đột nhiên hiểu ra nó còn quan trọng hơn cả tầm quan trọng lúc trước mình vẫn nghĩ.
Nói chung chung, time inconsistency chỉ trường hợp một cá thể kinh tế phải đối diện với cùng một quyết định tại hai thời điểm khác nhau, mà quyết định tối ưu ở mỗi thời điểm một khác. Ví dụ, một sinh viên phải tính trước quyết định từ năm thứ nhất là đến năm thứ hai sẽ làm gì, sau đó đến năm thứ hai thì thực sự thi hành. Vấn đề nảy sinh nếu sinh viên này từ đầu nghĩ rằng nên học nhiều vào năm thứ hai, còn năm thứ nhất chơi thỏa thích đã; song đến năm thứ hai, thì thực sự sinh viên này lại muốn chơi tiếp. Vì không có cách nào tự ràng buộc vào việc học năm thứ hai (thiếu commitment device), nên cuối cùng sinh viên này chơi hết luôn 2 năm, không học hành gì nữa. (Vô tình ví dụ này lại giống hệt thời học đại học của tôi :D.)
Ví dụ thì tương đối đặc biệt, còn về ý chung, có thể hiểu time inconsistency là sự thiếu hụt một phương tiện thỏa thuận và bảo đảm hợp đồng. Trong ví dụ này, đó là "hợp đồng" giữa sinh viên này năm thứ nhất, và sinh viên này năm thứ hai: dĩ nhiên hai người này không thỏa thuận được với nhau. Cũng có một số cách tạo nên phương tiện bảo đảm hợp đồng, ví dụ như tự đăng ký vào các lớp học không bỏ được, kể với bạn bè rằng sẽ học thực sự vào năm thứ hai, vân vân, song không phương tiện nào hoàn hảo, và lúc nào cũng có cách tháo gỡ cả.
Nôm na về time inconsistency là như thế. Bây giờ nói đến ảnh hưởng trên lý thuyết kinh tế của khái niệm này. Khung cơ bản của kinh tế hiện đại là kinh tế tân cổ điển trong đó tất cả các thị trường đều hoạt động tốt, và quan trọng là mọi giao dịch đều được bảo đảm sẽ thực hiện (tức là mọi hợp đồng đều được thực thi) - gốc lý thuyết bắt nguồn từ hệ thống cân bằng tổng thể (từ những người "marginalists" đến Arrow-Debreu, mở rộng thêm tiền tệ, tài chính, vv., cộng với định lý quan trọng về externalities của Coase). Một khi nền tảng giả thiết này không được thỏa mãn, thì kết quả cuối cùng sẽ không còn tối ưu cho tất cả mọi cá thể nữa, và thường liên quan đến một vấn đề kinh tế thú vị.
Đây là những vấn đề thú vị tôi nhận ra có liên hệ mật thiết với khái niệm time inconsistency. Đầu tiên là sự "khám phá" ra khái niệm này, nhờ đó Kydland và Prescott đã được giải Nobel (thực ra 2 ông còn có công xây dựng mô hình Real Business Cycles nữa) - nguồn gốc thực sự có lẽ từ Keynes, nếu không phải là trước nữa. Sát với khái niệm này trong kinh tế vĩ mô là nghiên cứu của Barro-Gordon về reputation của central banker, cũng là một "Nobel claim" của Robert Barro (cùng với nghiên cứu về Ricardian equivalence). Sau đấy là lý thuyết hợp đồng, với vấn đề hold-up của Oliver Williamson, sau đến lý thuyết property rights của Sanford Grossman, Oliver Hart và John Moore: trong các lý thuyết này, time inconsistency nảy sinh trong quan hệ hợp đồng giữa 2 bên, và cũng không có khả năng đảm bảo hợp đồng ở tòa án (Maskin-Tirole phản đối việc này). Đây cũng là các lý thuyết có "Nobel claim". Tiếp nữa là lý thuyết về intellectual property rights, trong đó việc đảm bảo một thứ quyền nhân tạo như IPR chính là một commitment device để tạo động cơ cho khám phá công nghệ. Lý thuyết này (David Levine có phản đối IPR tương đối hay) dẫn đến lý thuyết tăng trưởng nội sinh thế hệ 2 (Aghion-Howitt), trong đó chính sách nhà nước có tác dụng thúc đẩy nghiên cứu, nhờ làm commitment device cho việc tận dụng thành quả nghiên cứu cho nhà phát minh, nhờ đó tạo ra tăng trưởng nội sinh. Tiếp theo phải nói đến lý thuyết thuế (public finance) giải thích về thuế lên capital chứ không phải labor, cơ bản cũng tạo ra commitment device. Tiếp nữa là lý thuyết về procrastination trong behavioral economics, như là hyperbolic discounting của David Laibson (time inconsistency của cùng 1 cá nhân ở nhiều thời điểm khác nhau, như là ví dụ tôi viết ở trên). Gần đây, đặc biệt có lý thuyết về kinh tế chính trị của Acemoglu-Robinson trong đó một nền độc tài luôn gặp time inconsistency khi muốn đảm bảo không bóc lột dân chúng, và tạo ra commitment device chính nhờ vào việc chuyển đổi thành dân chủ. Gần nhất, lý thuyết quyền sở hữu của Grossman-Hart-Moore mang vào thương mại quốc tế để giải thích quyết định outsource hay FDI (Antras).
Phù, đến hôm nay tôi mới thấy ảnh hưởng rộng lớn của một khái niệm đơn giản như thế. Có lẽ tại vì ngày trước không chịu học hành tử tế.
Bài này chủ yếu là để ghi nhớ ý tưởng, các bạn không quan tâm đến ngành kinh tế chắc là không để ý làm gì.
Bổ sung về Time Inconsistency
Dưới đây tôi sẽ bổ sung dần dần thêm về những bài nghiên cứu có đề cập đến hiện tượng này. Gần đây có bài của Emmanuel Farhi và Ivan Werning chỉ ra ích lợi của tax on capital trên phương diện nó là commitment device để tránh time inconsistency của policy makers.
Post A Comment:
0 comments: